Khi năng lực được thừa nhận

Thứ ba, 30/01/2018, 15:03 GMT+7

Được thừa nhận là mong muốn chính đáng của tất cả mọi người, cho dù người đó đang ở vị trí nào trong xã hội. Những chia sẻ liên quan đến điều này dưới đây chỉ gói gọn trong phạm vi công việc.

Kiến thức và kỹ năng là những yếu tố then chốt để con người vững bước đi lên trong thế kỷ 21. 
Năng lực làm việc của một người được đánh giá dựa trên giá trị lao động của họ. 

Một người luôn nỗ lực lao động, biết vận dụng trí não và có sáng tạo chắc chắn sẽ đạt năng suất cao hơn người làm việc thiếu khoa học. Những gì chúng ta nhận được sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hiệu quả và tính chất (độ khó, độ rộng) của công việc mà ta đảm trách. 

Theo đó, muốn nâng cao mức sống – tức thu nhập được cải thiện thì tự chúng ta phải liên tục tích lũy và cập nhật kiến thức, thường xuyên thực hành kỹ năng chuyên môn một cách khoa học, từ đó cải thiện năng suất và hiệu suất làm việc.

Trong một tổ chức, khả năng đóng góp của mỗi cá nhân được đánh giá thông qua hệ thống tiêu chuẩn hóa năng lực từng vị trí công việc.

Việc định nghĩa, phân công công việc và tiêu chuẩn hóa hành vi nên dựa theo 5 cấp độ: 1.Chưa trưởng thành, 2. Thỉnh thoảng cần sự giúp đỡ, 3. Chứng tỏ rành việc, 4. Hướng đến chiến thuật mang tính thử thách và 5. Hướng đến chiến lược. Điều này sẽ giúp tổ chức tránh được những tranh cãi về giá trị lao động. Người lao động cũng sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn này để xác định vị trí của bản thân và tùy vào khả năng, điều kiện và ý chí của mình để xác định hướng phấn đấu - giữ vị trí hiện tại hay phấn đấu để được thăng tiến. 

Cái mà chúng ta nhận được hôm nay và mai sau sẽ luôn tương xứng với những gì chúng ta đã bỏ ra hoặc cho đi trong ngày hôm qua. Đó chính là quy luật nhân quả, một trong những quy luật luôn tồn tại trong mọi thời đại. 

NHQ

TAG:

Ý kiến của bạn