Luật BHYT sửa đổi có gì mới

Thứ hai, 29/01/2018, 11:24 GMT+7

Từ trước tới nay, bênh nhân là người dân nói chung và người lao động nói riêng đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cảm thấy có điều gì đó rất “ấm ức” khi không được các bệnh viện đối xử bình đẳng so với các bệnh nhân loại hình dịch vụ khác, kể cả trong việc thăm khám lẫn cấp thuốc sử dụng. Sau nhiều lần tổ chức công tác kiểm tra và đánh giá lại, Bộ Y tế đã có những giải trình trước Chính phủ về việc tiến tới triển khai và sẽ thực hiện tốt hơn hệ thống BHYT cho toàn dân nhằm đảm bảo cho người tham gia BHYT ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của Nhà nước trong chăm sóc y tế cộng đồng và quyền lợi của chính mình.

Ngày 13/6/2014, Quốc Hội khóa XIII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (gọi tắt là Luật Bảo hiểm Y tế 2015) hiệu lực từ ngày 01/01/2015 có nhiều điểm mới cơ bản liên quan đến người lao động và doanh nghiệp xin được tóm lược như sau: 

Đối tượng tham gia được mở rộng

Đối tượng tham gia BHYT mở rộng một cách đáng kể nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, cụ thể:
1/. Bổ sung đối tượng được đóng BHYT bằng ngân sách Nhà nước: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
2/. Bổ sung đối tượng được BHXH đóng BHYT:
a. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
b. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
3/. Thành viên trong hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo HĐLĐ, theo chế độ với người có công, bảo trợ xã hội, HSSV…) cũng sẽ phải tham gia BHYT, mức đóng cụ thể như sau:
a. Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng BHYT 4,5% tiền lương hàng tháng (trong đó NSDLĐ đóng 3% và NLĐ đóng 1,5%) có đặc điểm:

a. NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (trước đây NLĐ không phải đóng BHYT trong thời gian này).
b. NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
c. NLĐ trong thời giam bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà NLĐ hưởng theo quy định. Trường hợp cơ quan thẩm quyền kết luận không vi phạm pháp luật thì NLĐ phải truy đóng BHYT trên tiền lương được truy lĩnh.
d. NLĐ trong thời gian chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT các nhóm khác thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT.

Tăng mức xử phạt đối với doanh nghiệp trốn đóng BHYT
Cơ quan, tổ chức, NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây)
Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Điểm thay đổi đáng chú ý khác:

a. Trước đây, quyền lợi khám chữa bệnh BHYT trước đây không chi trả nhưng bây giờ được chi trả như khám chữa bệnh (KCB) do tai nạn lao động; trường hợp tự tử, tự gây thương tích; tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra; trẻ em dưới 6 tuổi thì được quỹ BHYT chi trả khi điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt; thanh toán chi phí vận chuyển cho đối tượng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người nuôi dưỡng liệt sĩ.
b. Chế độ BHYT mới không phân biệt bệnh nặng hay nhẹ, chỉ căn cứ theo mức hưởng của đối tượng; khám chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến; đã tham gia liên tục trên 5 năm với mức đồng chi trả trong năm đã vượt 6 tháng lương cơ sở (ví dụ hiện nay mức lương căn bản là 1.150.000 đồng x 6 tháng = 6,9 triệu đồng, như vậy những người đã đóng BHYT 05 năm liên tục, trong năm dương lịch, người bệnh giữ các hóa đơn đồng chi trả của những lần khám đúng tuyến đến khi vừa được 6,9 triệu đồng) thì đến cơ quan BHXH tỉnh hoặc huyện và sẽ được cơ quan BHXH cấp cho một giấy xác nhận, người có thẻ BHYT này sẽ không cùng chi trả cho đến hết năm dương lịch cho những lần khám sau.

Từ ngày 01/01/2015, khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương trong trường hợp điều trị ngoại trú thì không được hưởng BHYT; trừ trường hợp nằm viện (nội trú).

Gia Tài

TAG:

Ý kiến của bạn