Phân biệt giữa lãng công và đình công

Thứ ba, 30/01/2018, 11:41 GMT+7

Về định nghĩa

- Lãn công được hiểu là hành vi cố tình cùng nhau làm việc chây lười, một hình thức đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân. Lãn công không phải là quyền của người lao động, pháp luật hiện không ghi nhận hiện tượng lãn công như những sự kiện pháp lý cần có sự điều chỉnh riêng biệt.

- Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật lao động 2012, đình công là sự ngừng việc, tạm thời và tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Về hình thức 

- Lãn công: người lao động nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc lơ là, cầm chừng, chiếu lệ, mang tính đối phó... không tuân thủ kỷ luật, không sử dụng hết thời gian, công suất máy móc.

- Đình công: tập thể người lao động không đến nơi làm việc và ngừng việc một cách triệt để.

Về xử lý hậu quả

- Người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật lao động đối với các lao động lãn công vì đó cũng là một trong những biểu hiện của các hình thức vi phạm kỷ luật lao động.

- Đối với cuộc đình công trái pháp luật, khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Ngoài ra, đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

BBT

TAG:

Ý kiến của bạn