Bộ luật Lao động 2019 (được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) có nhiều quy định mới mà cả doanh nghiệp (người sử dụng lao động – NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đều cần nắm vững:
- Tất cả các giao kết có nội dung về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên đều được coi là hợp đồng lao động (Khoản 1 Điều 13).
- Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu (Khoản 1 Điều 14).
- Không còn loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, chỉ có 2 loại hợp đồng là không xác định thời hạn và xác định thời hạn không quá 36 tháng (Khoản 1 Điều 20).
- Không được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng (Khoản 2 Điều 22).
- Thử việc có thể được thỏa thuận ghi trong HĐLĐ hoặc hợp đồng thử việc, không áp dụng thử việc đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng (Điều 24).
- NSDLĐ quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ (Khoản 1 Điều 29).
- NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do nhưng phải báo trước, trừ 7 trường hợp (Điều 35).- NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong 7 trường hợp (Khoản 1 Điều 36).
- NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương (Khoản 3 Điều 95).
- NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản và chuyển tiền lương nếu trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ mở tại ngân hàng (Khoản 2 Điều 96).
- NSDLĐ phải trả lãi suất khi chậm trả lương cho NLĐ từ 15 ngày trở lên (Khoản 4 Điều 97).
- Tiền lương ngừng việc vì lý do khách quan (không do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ) do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu trong 14 ngày đầu ngừng việc (Khoản 3 Điều 99).
- NSDLĐ có thể thưởng cho NLĐ bằng tiền, tài sản hoặc hình thức khác (Khoản 1 Điều 104).
- NLĐ được nghỉ thêm 01 ngày nghỉ lễ, tết vào dịp Quốc khánh (Điểm đ Khoản 1 Điều 112).
- Thêm các trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương (Điểm b, c Khoản 1 Điều 115).
- NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần (Khoản 2 Điều 105).
- Thời gian làm thêm không quá 40 giờ/tháng/người (Điểm b Khoản 2 Điều 107).
- NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của NLĐ sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ biết (Khoản 4 Điều 113).
- Bổ sung nội dung buộc phải có trong Nội quy lao động: Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trường hợp được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ; người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (Khoản 2 Điều 118).
- Thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải người lao động là trường hợp “NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động” (Khoản 2 Điều 125).
- Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động (Điều 127).
- Trường hợp NLĐ phải bồi thường thiệt hại thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động (Điều 129).
5/ Về chế độ nghỉ hưu:
- Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình (Khoản 2 Điều 169).
- Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu (Khoản 1 Điều 219).
Kim Hoa (tổng hợp)
TAG: