Chọn giải thích hay giải pháp

Wednesday, 07/06/2023, 15:43 GMT+7
Chọn giải thích hay giải pháp

Chọn giải thích hay giải pháp

Khi gặp phải một vấn đề phát sinh, Chúng ta thường hay tìm những lý do để giải thích, miễn sao để hợp thích hóa vấn đề, để khỏi chịu trách nhiệm cho những thách trách mà bản thân đã gây ra.

Nhưng ở New Toyo, tất cả công nhân viên Chúng tôi làm việc theo phương châm: Tìm giải pháp, không cần tìm sự giải thích.

Vậy giải pháp là gì?

Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề. Giải pháp là việc giải quyết một vấn đề lớn mà để giải quyết sẽ liên quan đến nhiều vấn đề nhỏ trong đó. Nói cách khác: giải pháp sẽ gồm nhiều biện pháp giải quyết.

Và chúng tôi đã vận hành theo quy trình 6 bước sau khi giải quyết 1 vấn đề:

1. Xác định vấn đề: đây là bước quan trọng và đầu tiên cần phải thực hiện. Xác định vấn đề một cách chính xác sẽ giúp cho bạn giải quyết chúng một cách đúng đắn và chính xác hơn.

2. Xác định nguyên nhân gốc rễ: khi vấn đề đã được xác định, thì bạn cần tiến hành đào sâu vào để tìm nguyên nhân gốc rễ đã gây ra sự cố của vấn đề.

Hiện tại ở New Toyo đang sử dụng biểu đồ xương cá để phân tích nguyên nhân và kết quả.

3. Tìm kiếm các giải pháp khả thi: tìm ra những giải pháp khả thi cho vấn đề. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ đang được nhiều người áp dụng như: brainstorming và mind mapping.

4. Lựa chọn giải pháp tốt nhất: việc lựa chọn giải pháp phải dựa vào 4 tiêu chí:

+ Lợi ích: khi thực hiện giải pháp này thì vấn đề sẽ được giải quyết ở mức nào? Hiệu quả ra sao?

+ Thời gian: cần bao nhiêu thời gian để thực hiện giải pháp?

+ Xem xét tính khả thi: những rào cản ngăn chặn việc thực hiện giải pháp?

+ Rủi ro: những rủi ro có thể xảy ra và mức độ đo lường những thiệt hại như thế nào?

5. Thực hiện giải pháp: cần lập ra một kế hoạch thực hiện

+ Đưa ra từng đầu mục công việc cần thực hiện gắn liền với trách nhiệm cá nhận hoặc bộ phận, ứng với từng thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Nguồn nhân lực hỗ trợ cần được liệt kê cụ thể trong kế hoạch.

+ Dự phòng giải quyết khi xảy ra tình huống xấu.

6. Xác minh hiệu quả của giải pháp:

+ Các dữ liệu và kết quả thu thập được sẽ được đánh giá lại hiệu quả.

Phương pháp đánh giá dựa trên sự so sánh với kết quả dự kiến trước đó để thấy sự tương đồng hoặc khác biệt, từ đó sẽ đánh giá tính hiệu quả của giải pháp.

+ Kiểm tra tính hiệu quả đòi hỏi phải tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau.

+ Đánh giá và tổng kết kế hoạch: cần xác định cái gì đã làm tốt và cái gì chưa làm tốt để từ đó rút kinh nghiệm và bài học cho lần sau làm tốt hơn.

TAG:

Your comment