HỌC CÁCH LẮNG NGHE

Tuesday, 21/06/2022, 16:09 GMT+7

Mỗi người chúng ta là một cá thể độc lập, đều có nhu cầu thể hiện bản thân. Vì vậy trong giao tiếp thực tế, chúng ta luôn nóng vội muốn đưa ra những lời khuyên, an ủi và đưa ra nhiều cảm nhận cho người khác.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương thức giao tiếp và lắng nghe là một phương thức vô cùng hiệu quả. Lắng nghe giúp chúng ta giành được sự tin tưởng và coi trọng từ người khác.

Muốn lắng nghe, trước tiên bạn cần có thái độ từ bỏ cái tôi, hòa nhập vào thế giới của người nói, và cố gắng kiềm chế ham muốn biểu đạt của mình. Đây thực sự là việc không hề dễ dàng. Đôi khi, nghe đối phương nói những quan điểm mà mình không thừa nhận hay tán đồng, chúng ta thường vội vàng bác bỏ hay cắt ngang để phản bác. Làm như vậy sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực, sau đó khó có thể bình tâm trở lại để nghe tiếp đối phương nói nữa.

Lắng nghe cũng không đơn thuần là việc bạn chỉ ngồi nghe một ai đó nói chuyện hay tâm sự, rồi sau đó không nhớ gì. Khi bạn ở tâm thế lắng nghe thì bạn nên dành sự tập trung cho đôi tai và đôi mắt. Đôi tai giúp bạn nghe những gì mà đối phương đang muốn nói, sau đó cảm nhận và thấu hiểu nội dung hay chủ đề mà họ thực sự đang muốn truyền đạt cho bạn. Đôi mắt của bạn cũng thể hiện sự tập trung và chú tâm, một chút cười trong đôi mắt cũng thể hiện sự chú ý của bạn đến cuộc trò chuyện. Giao tiếp bằng mắt giúp liên kết trạng thái cảm xúc, tạo ra sự đồng cảm và gắn kết thân mật hơn cho cuộc trò chuyện.

Khi bạn ở vị trí là một người nghe thì bạn nên thả lỏng cơ thể, điềm tĩnh. Nghe hết ý mà người nói muốn truyền tải rồi sau đó đưa ra những phản hồi cho đối phương. Trong quá trình lắng nghe, để biểu đạt sự quan tâm cho đối phương, chúng ta có thể kịp thời cho đối phương một chút phản hồi, ví dụ một cái gật đầu, mỉm cười hoặc một sự đồng tình. Một chút phản hồi này có thể kéo gần khoảng cách giữa hai bên.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu giao tiếp, nội dung hoặc cảm nhận về sự biểu đạt của đối phương chỉ là phần nổi, nhiều cảm xúc mãnh liệt còn chưa thể hiện ra. Khi bạn nhẫn nại lắng nghe và phản hồi phù hợp sẽ tạo điều kiện cho họ thể hiện những cảm xúc chân thực trong lòng, giúp họ bỏ đi sự lo lắng để thoải mái biểu đạt.

Người biết lắng nghe đều nhận được nhiều lời khen, nhưng lắng nghe không phải chỉ là nghe bị động, chỉ để đối phương nói xong là được. Mà đây kỳ thực là quá trình tiếp nhận thông tin của đối phương. Vậy nên, bạn muốn có năng lực lắng nghe xuất sắc thì cn vận dựng 3 bước sau:

Bước 1: Hít thở sâu. Mục đích bình ổn tâm trạng, đem sự chú ý, tĩnh tâm lắng nghe đối phương.

Bước 2: Đặt câu hỏi. Trong quá trình lắng nghe, đặt một số câu hỏi phù hợp để phản hồi lời nói của đối phương. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và chú ý dành cho họ. Mục đích là để dẫn dắt đối phương tiếp tục biểu đạt và nói ra những điều họ muốn nói.

Bước 3: Sau khi nghe xong, bạn có thể thuật lại nội dung của người nói để đảm bảo thông tin được tiếp nhận hoàn chỉnh, tránh việc hiểu sai lệnh.

 

NGUYỄN NGỌC

TAG:

あなたのコメント