Chiến lược cạnh tranh

Wednesday, 01/03/2023, 14:40 GMT+7

Chiến lược cạnh tranh có thật sự cần thiết hay không?

Ngay sau đại dịch covid-19 kéo dài gần hai năm, nhiều doanh nghiệp trong nước kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chịu nhiều thiệt thòi về nhân lực, tài lực và hụt hẫng trước biến động lạm phát của thị trường trong nước.

Việc vận dụng chiến lược cạnh tranh một cách linh hoạt có thể là cứu cánh giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình bởi bản chất của cạnh tranh chính là sự cạnh tranh giữa năng lực của những người cạnh tranh.

Môi trường cạnh tranh có tác động rất lớn tới người cạnh tranh. Trong hoạt động cạnh tranh kinh tế, nếu một nền kinh tế không dồi dào, thị trường yếu kém hoặc có những cản trở về chính sách thì muốn đạt thắng lợi bắt buộc phải vượt qua nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu kinh tế mở cửa và hội nhập sâu, ở thời kỳ thịnh vượng thì đó là đòn bẩy giúp giành được nhiều thắng lợi.

Đối với người cạnh tranh thì yếu tố may rủi cũng có ảnh hưởng nhất định bởi bất kỳ sự phát triển nào của sự vật đều mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, may rủi / tốt xấu không phải là then chốt trong việc quyết định thành bại của cạnh tranh. Một người quản lý giỏi nhưng nếu không làm việc tích cực và cố gắng, không chịu đổi mới mà cứ thích đi theo lối mòn xưa cũ, thử hỏi có thành công hay không?

Năng lực là nhân tố quyết định đến thắng bại trong cạnh tranh. Trên thương trường, biểu hiện của việc mạnh được – yếu thua chính là người nào có năng lực mạnh thì thắng và ngược lại. Một doanh nghiệp nhỏ, ít tiếng tăm bỗng chốc nổi bật chính vì họ có trong tay lớp lãnh đạo đầy năng lực, lớp nhân viên tài giỏi toàn tâm, toàn ý với doanh nghiệp.

Trong cạnh tranh, năng lực bản thân người cạnh tranh có thể làm thay đổi môi trường cạnh tranh. Với người có năng lực mạnh thì khả năng xoay chuyển môi trường từ xấu thành tốt đều có thể thực hiện được. Khi mọi người cùng nỗ lực thì năng lực càng mạnh, cơ may giành thắng lợi càng cao. Cạnh tranh hiểu về nghĩa nào đó chính là cạnh tranh về trí lực, về năng lực tư duy. Việc xác định mục tiêu, chế định chiến lược, vận dụng chiến thuật trong cạnh tranh đều là sản phẩm của tư duy. Nói cách khác, người quản trị muốn nâng cao quyết sách, đạt những thắng lợi bất ngờ thì điều kiện bắt buộc đầu tiên là phải biết nâng cao tư duy và khả năng tiếp cận cũng như phán đoán tình hình của chính mình và biến động thực của thị trường.

                                                                                                                                                                                                       Tâm Can

TAG:

你的意见