5 nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thứ năm, 23/02/2023, 13:56 GMT+7

1. Xây dựng định hướng cùng tầm nhìn chiến lược

Một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà nhà lãnh đạo cần nhớ chính là phải xác định rõ ràng kế hoạch, định hướng hoạt động cũng như chiến lược phát triển cho công ty mình. Từ mục tiêu đề ra đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những quyết định tuyển dụng, phân bổ nguồn lực như thế nào để đem lại lợi nhuận cao. Nó sẽ tựa như kim chỉ nam giúp nhà lãnh đạo tập trung vào những điều quan trọng và có những quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, nó còn là yếu tố giúp công ty phát triển những ý tưởng mới, phát hiện ra những điểm mạnh, yếu, những cơ hội và thách thức của công ty từ đó dễ dàng tháo gỡ nút thắt hay phát huy điểm mạnh. Khi vạch ra sẵn chiến lược, tầm nhìn cụ thể, ban lãnh đạo còn có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên của mình để định hướng tư duy, phong cách làm việc của họ nhằm điều khiển mọi hoạt động của công ty được vận hành đúng theo kế hoạch đã đặt ra trước đó.

2. Xây dựng một quy trình đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty

Con đường để đi đến sự phát triển vượt bậc về văn hóa doanh nghiệp, cũng như hướng đến thành công như mong muốn được bắt đầu từ quá trình thảo luận giữa ban quản lý của các phòng ban bàn về mục tiêu, kết quả mà họ mong muốn sẽ đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Theo đó doanh nghiệp cần vạch ra các cách đánh giá mục tiêu, hiệu quả sao cho chi tiết, rõ ràng nhất.

Khi quy trình đánh giá được xây dựng càng cụ thể thì hiệu quả đạt được sẽ càng tốt. Bởi khi đó mỗi một quyết định được thực hiện đều sẽ phục vụ tốt cho chiến lược tổng thể cùng những mục tiêu được đặt ra trước đó. Và nó cũng cần phải nhận được sự đồng thuận của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu một công ty có thể làm được việc này thì bản kế hoạch cùng tầm nhìn chiến lược sẽ có tính thực tế và khả thi.

3. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cởi mở

Một trong những mục tiêu quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng văn hoá nội bộ chính là hướng đến một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện giữa các nhân viên với nhau. Theo phân tích thì có đến 80 vấn đề xảy ra trong công ty có liên quan đến việc giao tiếp giữa những cá nhân với nhau. Nếu doanh nghiệp xây dựng được một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở thì nhân viên có thể thoải mái chia sẻ thông tin, kiến thức với nhau từ đó tạo điều kiện hoàn hảo để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mà đã hoạch định trước đó.

Ngoài ra, một doanh nghiệp có môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện thì trong các cuộc họp không khí sẽ cởi mở hơn và cấp lãnh đạo có thể nhận được những ý kiến phản hồi, những sáng kiến thú vị từ phía nhân viên của mình. Qua đó có thể áp dụng những cải tiến, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh chóng cho doanh nghiệp.

4. Cần loại bỏ việc tranh giành quyền lực

Nếu mỗi nhân viên có ý chí phấn đấu tốt đẹp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân từ đó góp phần vào quá trình phát triển của công ty. Tuy nhiên nếu sự phấn đấu đó thay bằng sự đố kỵ, ganh ghét, tranh giành quyền lực thì lại dẫn đến hệ lụy khác. Nó sẽ cản trở các mối quan hệ trong công ty, phá vỡ sự tin tưởng lẫn nhau khiến công việc không được diễn ra trôi chảy.

Những việc như kết phe phái, kết bè kéo cánh, thiên vị, bao che, phao tin,… nếu trở nên phổ biến trong công ty thì sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm “đục” bầu không khí làm việc và chắc chắn công việc sẽ không được hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đã đề ra. Với những hậu quả này, khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, bạn cần bắt đầu từ việc phát triển một môi trường làm việc thật cởi mở, thân thiện, công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó cần điều hòa những khác biệt và phát huy sự hòa thuận trong tập thể.

5. Xác định rõ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp có hiệu quả hay không là đều phụ thuộc vào việc tạo dựng nên một tinh thần tập thể thật vững mạnh. Và để làm thực hiện được điều đó thì mọi người trong công ty cần cam kết rằng họ đều có chung trong mình một niềm tin và giá trị cốt lõi để phấn đấu. Khi doanh nghiệp tạo nên một giá trị cốt lõi thì sẽ hình thành nên nền tảng cho những nội quy của công ty.

Niềm tin và giá trị cốt lõi này không chỉ giúp nhân viên có những mong đợi về sự thành công mà còn tạo cảm giác đúng đắn về việc họ đã và sẽ luôn gắn bó với công ty, luôn kiên định với những nguyên tắc mà họ trân trọng. Và họ sẽ cảm thấy hào hứng khi bản thân được cống hiến vào sự phát triển của một doanh nghiệp có tầm nhìn đúng đắn, tốt đẹp.

                                                                                                                                                                             Ngọc Duyên (st)

TAG:

Ý kiến của bạn